Giới thiệu một số cầm khúc – Kỳ 1

Kỳ 1: Tiên Ông Tháo


Tiên Ông Tháo 仙翁操·là một khai chỉ cầm khúc tức một cầm khúc mở đầu, tên bài này được đặt theo lời một bài hát dân ca “Tiên ông tiên ông, tiên ông đắc đạo…”. Bài này có nguồn gốc từ một bài ca dân gian thời Minh, hoàn thành vào triều Khang Hy thời Thanh, còn có tên khác là “Điều huyền nhập lộng”, điều chỉnh dây để vào khúc nhạc.
Cầm khúc này ban đầu là một “Điều âm tiểu điệu” tức một khúc nhạc nhỏ để điều chỉnh dây đèn thông qua sự tương hợp âm thanh của tan tản âm và án âm. Chủ yếu luyện tập chỉ pháp dùng tản âm và án âm khi “khiêu”, “câu” trên các dây khác nhau, các động tác “chú”, “xước” cơ bản, lấy sự tương hợp âm thanh giữa các dây làm trọng yếu. “Khê Sơn Cầm Huống” phần mở đầu có nói: “kê cổ chí thánh, tâm thông tạo hoá, đức hiệp thần nhân, lí nhất thân tính tình, dĩ lí thiên hạ nhân chi tính tình, vu thị chế chi vi cầm. Kì sở thủ trọng giả, hoà dã. Khả kiến “hoà” tự vi tập cầm, thao cầm chi tinh tuỷ”. Tạm dịch: xem trong thánh nhân từ xưa, tâm thông suốt như tạo hoá, đức hợp với thần nhân, lấy chỉnh sửa tâm tính một cá nhân mà chỉnh sửa được tâm tính cả thiên hạ, theo đó mà chế ra cầm. Cốt yếu chính ở “Hoà”. Có thể thấy chữ “Hoà” là tinh tuý của việc tập cầm.
Tuy là một cầm khúc bắt đầu phổ biến nhưng Tiên Ông Tháo thường bị xem nhẹ và bỏ qua sau một thời gian học. Như trong Thư pháp có một khái niệm là “Vĩnh Tự Bát Pháp” (永字八法) đề cập đến việc học các nét cơ bản trước khi bắt đầu viết chữ, Tiên Ông Tháo cũng vậy giúp người học nắm bắt được chỉ pháp cơ bản, tay phải ra vào tương ứng với tay trái ấn hay thả ra sao, khúc nhạc đơn giản mà nghệ thuật, thể hiện tuy rời rạc nhưng bên trong lại nghiêm khắc, người biết rõ về bài này không ai không xem trọng.

Bình luận về bài viết này

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia